Ukraine muốn thực hiện các khoản thanh toán tiền điện tử hợp pháp trong nước mặc dù không công nhận chúng là tiền tệ hợp pháp.
Ukraine lập hóa đơn cho phép thanh toán tiền điện tử
Thứ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine Oleksandr Bornyakov đã soạn thảo một dự luật mới cho phép mọi người thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ bằng tiền điện tử. Một quan chức chính phủ tiết lộ rằng Ukraine muốn thúc đẩy thanh toán tiền điện tử mặc dù không công nhận chúng là đấu thầu hợp pháp.
Theo các báo cáo địa phương, Bornyakov tự tin rằng việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng tiền điện tử ở Ukraine sẽ trở nên hợp pháp bằng cách sử dụng các trung gian thanh toán cho phép chuyển đổi từ tiền điện tử sang tiền pháp định.
Dự luật chỉ rõ rằng tiền điện tử không cấu thành tiền tệ hợp pháp trong nước, nhưng chúng có thể được sử dụng cho mục đích thanh toán. “Ngày nay, luật pháp ở Ukraine cũng không cho phép bạn thanh toán bằng đô la, nhưng bạn có thể dễ dàng thanh toán khi mua hàng bằng thẻ đô la. Tiền tệ được chuyển đổi ngay lập tức trong quá trình thanh toán. […] Do đó, sẽ khá hợp pháp nếu thanh toán bằng tiền điện tử ở Ukraine, nhưng thông qua một bên trung gian,” dự luật cho biết thêm.
Nhiều quốc gia đang mở cửa cho tiền điện tử
Mặc dù Bitcoin và các loại tiền điện tử khác không phải là đấu thầu hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức sẵn sàng thu thập chúng làm phương tiện thanh toán. El Salvador vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới chính thức áp dụng Bitcoin như một hình thức tiền tệ hợp pháp.
Trong ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách phát hành giá ưu đãi, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch trần ngay từ đầu phiên kèm thanh theo thanh khoản đột biến.
Hôm nay 29/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền để Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) chốt danh sách cổ đông cho đợt phát hành 800 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp.
Nhà đầu tư bán HVN trong ngày hôm nay vẫn sẽ có quyền mua. Người mua HVN trong ngày hôm nay sẽ không có quyền mua trong đợt phát hành sắp tới, nhưng giá cổ phiếu hôm nay đã được điều chỉnh giảm so với trước.
Cụ thể, giá kết phiên hôm qua (28/7) của HVN là 23.800 đồng/cp nhưng giá tham chiếu sáng nay chỉ còn 18.850 đồng/cp.
Từ đầu giờ sáng 29/7, HVN đã tăng kịch trần lên 20.100 đồng/cp. Đến 10h45, đã có 467.700 đơn vị HVN được khớp lệnh, tương đương 81% thanh khoản trung bình 10 phiên gần đây. Trong số này có 304.000 đơn vị được khớp ở giá trần. Tổng giá trị mua bán khoảng 10 tỷ đồng.
Thanh khoản HVN hiện nay đang tăng rất chậm do hầu như không còn ai bán ra.
Diễn biến giá cổ phiếu HVN trong khoảng hai tháng gần đây. (Nguồn: TradingView).
Một số ứng dụng giao dịch (app) chưa điều chỉnh giá HVN trong ngày giao dịch không hưởng quyền nên gặp phải những lỗi như: hiển thị giá HVN giảm 3.700 đồng/cp, tương ứng tỷ lệ giảm tới 15,6%, trong khi màu của giá vẫn là màu tím trần. Các lỗi hiển thị này đều đã sớm được khắc phục.
Tỷ lệ thực hiện quyền trong đợt phát hành lần này là 56,4%, tức là cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu HVN tại ngày chốt danh sách 30/7 sẽ có quyền mua 564 cổ phiếu với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp, bằng khoảng một nửa giá thị trường hiện nay.
Chính phủ đã giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua gần 690 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 86,2%.
Cổ đông chiến lược ANA Holdings (Nhật Bản) được mua hơn 70 triệu cổ phiếu nhưng do chính tổ chức này cũng đang gặp khó khăn về tài chính nên đã chuyển nhượng quyền mua cho cán bộ nhân viên của Vietnam Airlines.
Số quyền mua này được phân chia theo tỷ lệ như sau: Cán bộ nhân viên văn phòng và tiếp viên cơ hữu của Vietnam Airlines được mua tối đa 5.737 cổ phiếu, trị giá hơn 57 triệu đồng. Tiếp viên ALS (lao động thời vụ ký hợp đồng qua CTCP Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không Alsimexco) được mua tối đa 2.868 cổ phiếu, trị giá gần 29 triệu đồng.
Theo BSC, thị trường giảm sâu là cơ hội đầu tư ngắn hạn, dù vậy các nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức cân bằng và chờ tín rõ ràng hơn về thanh khoản và xu hướng để quay lại thị trường.
Trong báo cáo chuyên đề mới đây của Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), nhóm phân tích cho biết các thị trường chứng khoán khu vực châu Á hầu hết đều có đượt điều chỉnh mạnh với biên độ giảm từ 4 – 11% trong bối cảnh làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đang lan rộng. Tuy vậy, các thị trường đều chứng kiến đà hồi phục sau đó.
Theo các chuyên gia, những nhóm ngành hưởng lợi hoặc ít chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh là nguyên vật liệu, tiện ích, công nghệ thông tin.
Với thị trường Việt Nam, Chứng khoán BSC cho rằng nhà đầu tư giai đoạn này cần quan tâm đến 3 vùng hỗ trợ để đưa ra quyết định giao dịch cổ phiếu.
(Nguồn: Bloomberg, BSC Research).
Mốc đầu tiên nằm ở 1.200 điểm. VN-Index chủ yếu dao động dưới mốc này trong 3 tháng đầu năm và đã vượt qua được vào đầu tháng 4, biến khu vực 1.200 trở thành ngưỡng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn. BSC cho rằng chỉ số có thể sớm đảo chiều hồi phục trở lại từ vùng này.
Mốc 1.100 điểm được các nhà phân tích nhận định là khu vực hỗ trợ nếu ngưỡng 1.200 bị xuyên thủng. Nhìn vào lịch sử thì lực cầu mạnh thường hiếm xuất hiện tại khu vực này.
Cuối cùng, tại mốc 1.000 điểm là khu vực hỗ trợ mạnh nhất nếu xảy ra đợt giảm tiêu cực như đầu năm 2020 khi đây là vùng điểm tròn và thị trường cũng bật mạnh trở lại từ khu vực này trong đợt bùng phát dịch lần thứ 3.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, ngoài giai đoạn COVID lần 1 ra thì ở các lần COVID tiếp theo thì khi chỉ báo động lượng RSI đi vào vùng quá bán thì VN-Index sau đó bắt đầu bật tăng trở lại
Thanh khoản những đợt COVID về sau thường có trạng thái giảm dần, cho thấy các nhà giao dịch không còn trạng thái hoảng loạn như đợt COVID đầu tiên và luôn chờ đợi cơ hội bắt đáy và thị trường có xu hướng dần hồi phục khi số ca mắc mới bắt đầu giảm dần.
(Nguồn: FiinPro, BSC Research).
Theo quan điểm của BSC, với việc chỉ thị 16 đã được áp dụng tại nhiều tỉnh, thành phố có thể kỳ vọng dịch tạo đỉnh trong thời gian khoảng một tuần tới.
So sánh mức giảm 4 – 11% của các thị trường khu vực, mức giảm 16% của COVID lần 3 từ 19 – 29/1/2021, VN-Index đã giảm 10,6% từ 2 – 23/7 và có khả năng cân bằng trong khoảng từ 1.200 – 1.250 điểm, tương đương mức giảm từ 12 – 16%.
Thị trường giảm sâu là cơ hội đầu tư ngắn hạn, dù vậy các nhà phân tích vẫn cho rằng nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức cân bằng và chờ tín rõ ràng hơn về thanh khoản và xu hướng để quay lại thị trường.
Danh mục cơ cấu theo hướng nắm giữ các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi hoặc không bị ảnh hưởng nhiều (so với các ngành khác) từ COVID như công nghệ thông tin, xuất khẩu (đá, gạch), cảng biển, hóa chất, dầu khí, phân bón…
Những nhóm ngành đã có mức điều chỉnh đủ sâu, khi thị trường cho thấy những tín hiệu đảo chiều cũng có thể cân nhắc mua như đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút vốn FDI như thép, bất động sản thương mại, bất động sản khu công nghiệp.
Hầu hết các ngành đều tăng giá trong phiên giao dịch sáng nay. Dòng tiền lan tỏa trên thị trường với thanh khoản trên sàn HOSE gấp đôi giá trị giao dịch của nhóm VN30.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 13,25 điểm (1,04%) lên 1.285,96 điểm, HNX-Index tăng 1,43% lên 307,21 điểm, UPCoM-Index tăng 1,04% lên 84,74 điểm.
Diễn biến các chỉ số trên thị trường kết phiên sáng ngày 27/7. (Nguồn: VNDirect).
Đà tăng có phần thu hẹp trong 30 phút cuối phiên sáng nhưng độ rộng thị trường vẫn nghiêng hẳn về bên mua. Sàn HOSE ghi nhận 226 mã tăng, trong khi có 131 mã giảm và 49 mã đứng giá tham chiếu.
Dòng tiền lan tỏa trên thị trường khi thanh khoản trên sàn HOSE gấp đôi thanh khoản của nhóm VN30. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tăng 27% so với phiên trước lên 12.762 tỷ đồng. Trong đó, tổng khối lượng giao dịch của sàn HOSE đạt gần 341 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.517 tỷ đồng. Nhóm VN30 ghi nhận giá trị giao dịch đạt hơn 5.363 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE phiên sáng 27/7. (Nguồn: VNDirect).
Diễn biến theo nhóm ngành, hầu hết các ngành đều tăng giá trong phiên giao dịch sáng nay. Bộ ba dẫn dắt ngân hàng – chứng khoán – thép tiếp tục đứng đầu về mức đóng góp cho VN-Index. Cùng với đó, sắc xanh của nhóm dầu khí, bất động sản, hóa chất, bán lẻ… cũng thúc đẩy đà tăng của chỉ số.
Ở nhóm cổ phiếu đầu cơ, họ FLC giao dịch khởi sắc với loạt mã tăng trên 3% như ROS, AMD, HAI, ART. Cổ phiếu FLC có thời điểm được kéo trần trong phiên lên 11.300 đồng/cp. Đây cũng là mã có khối lượng giao dịch cao nhất trong phiên sáng nay với gần 27,6 triệu đơn vị.
Tính đến 11h00, VN-Index tăng 14,75 điểm (1,16%) lên 1.287,46 điểm, VN30-Index tăng 1,28% đạt 1.421,94 điểm.
Đà tăng được nới rộng về cuối phiên với sự dẫn dắt của bộ ba cổ phiếu nhóm ngân hàng – chứng khoán – thép. Riêng nhóm này đóng góp 10,5 điểm cho đà tăng của VN-Index.
Tính đến 9h45, VN-Index tăng 9,84 điểm (0,77%) lên 1.282,55 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 0,82% lên 305,36 điểm, UPCoM-Index tăng 0,57% đạt 84,35 điểm.
Tiếp diễn xu hướng tăng điểm trong phiên trước, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay mở cửa tăng gần 11 điểm. Sắc xanh vẫn được giữ vững sau 45 phút giao dịch tuy nhiên đà tăng có phần thu hẹp.
Bộ ba ngân hàng, chứng khoán, thép khởi sắc từ đầu phiên góp phần củng cố cho đà tăng của chỉ số. Cổ phiếu các nhà băng đang cho thấy sự hồi phục sau chuỗi điều chỉnh. Ngoại trừ EIB giao dịch dưới mốc tham chiếu, các mã còn lại đều giao dịch trong sắc xanh. Một số cổ phiếu tăng trên 2% như NVB, VBB, BVB, PGB và TPB.
Tương tự, tâm lý giao dịch tích cực lan tỏa trong nhóm thép với toàn bộ cổ phiếu đều tăng trên 1%. Sau phiên tăng trần hôm qua, cổ phiếu SMC tiếp nối xu hướng tăng điểm trong phiên sáng nay với tỷ lệ tăng 1,8%.
Dòng tiền lan tỏa rộng khắp với số mã xanh áp đảo. Bộ đôi HAG, HNG cũng giao dịch hưng phấn từ đầu phiên sáng. Tính đến hiện tại, HAG tăng 3,6% lên 4.950 đồng/cp, HNG tăng 2,2% lên 8.260 đồng/cp.
Trở lại với diễn biến thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 26/7 tăng trên diện rộng trước khi các đại gia công nghệ Mỹ như Google, Facebook và Amazon thông báo kết quả kinh doanh quý II.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên đỉnh mới 4.422,3 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones thêm gần 83 điểm, tức hơn 0,2%, đóng cửa ở kỷ lục 35.144 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của cả hai chỉ số này.
Theo CNBC, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng nhẹ lên đỉnh lịch sử 14.840,7 điểm.
Kể từ đầu tháng 7 tới nay, giá các cổ phiếu ngân hàng đã giảm từ 10 – 25%. Trong báo cáo triển vọng mới công bố, VCBS chỉ ra 4 mã ngân hàng có dư địa tăng giá trên 24% từ nay tới cuối năm.
Trong báo cáo triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm 2021, Phòng Phân tích và Nghiên cứu Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã chỉ ra 4 cổ phiếu ngân hàng có dư địa tăng giá trên 24% cho tới cuối năm, bao gồm BID, MBB, TPB và TCB. Lợi nhuận của các nhà băng này cũng được dự báo tăng ít nhất 25% so với năm ngoái.
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo VCBS).
Lợi nhuận BIDV dự báo tăng hơn 68%
Trong số 4 cái tên này, BIDV được kỳ vọng là ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong năm nay với mức tăng 68,1%, mục tiêu đạt 15.175 tỷ đồng.
Theo VCBS, BIDV có thể hưởng lợi ngắn hạn từ mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức thấp và tăng trưởng trong dài hạn nhờ chất lượng tài sản ngày càng cải thiện khi ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và dự kiến hoàn thành trích lập xử lý toàn bộ nợ xấu thuộc Đề án tái cơ cấu trong năm 2021.
Cùng với đó, nhóm phân tích cũng cho rằng việc kiểm soát tốt chi phí hoạt động giúp tỷ lệ CIR ở mức thấp nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động cũng như sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược.
Một điểm nhấn nữa đó là trong năm 2021, BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2% và phát hành thêm cho cổ đông nước ngoài với tỷ lệ 8,5% trong 2021 – 2022.
Ngoài ra, trong hai năm tới, NHNN cũng sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại BIDV xuống 65%, room ngoại còn khoảng 15%.
Với các luận điểm trên, VCBS dự báo giá cổ phiếu BID có thể đạt mức 54.400 đồng/cp trong năm nay.
MB còn dư địa tăng trưởng tín dụng tốt trong dài hạn
Còn tại MB, VCBS ước tính lãi trước thuế của nhà băng này trong năm nay đạt 13.442 tỷ đồng, tăng 25,6%.
Các chuyên cho rằng tín dụng của MB còn dư địa tăng trưởng tốt trong dài hạn nhờ hệ số an toàn vốn (CAR) năm 2020 đạt 10,42% và thuộc nhóm ngân hàng có CAR tối ưu để cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng và mục tiêu lợi nhuận.
Bên cạnh đó, VCBS nhận định MB còn có lợi thế về CASA giúp chi phí vốn duy trì thấp và bền vững; tỷ lệ nợ xấu nội bảng duy trì ổn định ở mức 1,29%, chịu ít áp lực do đã tích cực trích lập dự phòng vào năm trước; mảng ngân hàng số đẩy mạnh giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và hệ sinh thái sản phẩm tài chính toàn diện với các công ty con.
VCBS đưa ra mức giá mục tiêu đối với cổ phiếu MBB là 50.300 đồng/cp.
Techcombank được cấp room tín dụng cao hơn trung bình ngành
VCBS kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của Techcombank năm 2021 đạt 21.543 tỷ đồng, tăng 36,3% so với năm trước. Giá mục tiêu cuối năm là 67.500 đồng/cp.
Dự báo này dựa trên luận điểm rằng với hệ số CAR đạt 15,8%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu 8%, Techcombank được cấp room tín dụng cao hơn trung bình ngành và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao có thể được duy trì trong tương lai.
Cùng với đó, ngân hàng tiếp tục chiến lược tập trung vào gia tăng trải nghiệm khách hàng, số hóa và tích cực triển khai các sản phẩm mới, giúp giữ được lợi thế chi phí vốn thấp.
Áp lực trích lập dự phòng cũng được cho ở mức thấp khi trong năm ngoái, ngân hàng đã mạnh tay trong việc trích lập dự phòng. Techcombank cũng ghi nhận tỷ lệ nợ tái cơ cấu trên danh mục cho vay cuối quý I/2021 ở mức 2,3%, giảm so với mức 3,6% cuối quý II/2020.
Lợi nhuận TPBank kỳ vọng đạt hơn 6.000 tỷ đồng
VCBS đánh giá TPBank có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, là tiền đề giúp tăng trưởng thu nhập lãi thuần trong dài hạn.
Việc tập trung phát triển công nghệ đã giúp tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, tỷ lệ chi phí CIR thấp hơn các ngân hàng có quy mô tương đương. Ngoài ra, với tệp khách hàng thường xuyên tăng trưởng nhanh sẽ giúp cho TPBank cân đối được áp lực tăng trưởng nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tín dụng.
VCBS kỳ vọng lợi nhuận của TPBank năm nay đạt 6.028 tỷ đồng, tăng 37,4%; giá cổ phiếu mục tiêu ở mức 46.700 đồng/cp.
Theo dự báo của CTCK, mặc dù có thể còn trải qua diễn biến rung lắc khi tiếp cận vùng cản gần quanh 1.295 – 1.305 điểm nhưng cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sẽ tiếp tục được bảo lưu chừng nào chỉ số vẫn giữ được vùng hỗ trợ đã đề cập.
Thị trường trong nước có phiên ngược dòng thành công dù phần lớn thời gian thị trường giảm điểm, nhịp phục hồi ở cuối phiên được xem là tín hiệu tích cực khi độ rộng thị trường nghiêng về bên mua mặc dù thanh khoản vẫn ở mức thấp.
Nhóm cổ phiếu bất động sản, cảng biển,… nổi bật trong phiên hôm nay, trong khi lực cản của thị trường vẫn đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đóng cửa, VN-Index tăng 3,88 điểm lên 1.272,71 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 2,43 điểm lên 1.403,96 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 190 mã tăng/182 mã giảm, ở rổ VN30 có 16 mã tăng, 12 mã giảm và 2 mã giữ tham chiếu. Thanh khoản phiên hôm nay giảm nhẹ, trái ngược với mức tăng ở các chỉ số. Giá trị khớp lệnh đạt 14.205 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại tích cực khi giảm bán ròng với tổng giá trị chỉ còn hơn 60 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 27/7:
Chứng khoán BIDV (BSC)
VN-Index duy trì sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng lực cầu gia tăng từ giữa phiên chiều đã giúp chỉ số đóng cửa với mức tăng nhẹ. Dòng tiền đầu tư cải thiện trở lại với 11/19 nhóm ngành tăng điểm mặc dù khối ngoại bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX.
Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng với thanh khoản suy giảm so với phiên trước. Theo đó, VN-Index có thể sẽ chủ yếu dao động tích lũy ngắn hạn tại khu vực 1.270 – 1.290 trong những phiên tiếp theo.
Chứng khoán MB (MBS)
Thị trường có phiên phục hồi thành công với độ rộng tích cực, đáng chú ý là có sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bất động sản đã bù đắp cho lực cản từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục ủng hộ xu hướng tăng của thị trường, nếu không có biến động lớn trong các phiên tiếp theo, thị trường vẫn được kỳ vọng sẽ có sóng tăng trở lại. Thị trường đang có cơ hội rất tốt để đột phá và cơ hội cần được tận dụng.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
VN-Index tiếp tục trải qua nhịp giảm điểm vào đầu phiên trước khi hồi phục trở lại về cuối phiên. Vùng hỗ trợ 1.250 – 1.260 đã tạo hiệu ứng khá tích cực và đóng vai trò điểm đỡ ngắn hạn cho chỉ số.
Mặc dù có thể còn trải qua diễn biến rung lắc khi tiếp cận vùng cản gần quanh 1.295 – 1.305 điểm nhưng cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sẽ tiếp tục được bảo lưu chừng nào chỉ số vẫn giữ được vùng hỗ trợ đã đề cập.
Sau khi gia tăng một phần vị thế trading T+, nhà đầu tư cần tránh mua đuổi, có thể cân nhắc chốt lời một phần vị thế T+ tại các nhịp hồi phục trong phiên nếu tỷ trọng nắm giữ quá cao.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Giao dịch kém sắc của nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép về cuối phiên trở thành tác nhân chính khiến thị trường không thể giữ lại sắc xanh.
Kết phiên, VN-Index giảm 2,5 điểm (0,2%) còn 1.270,79 điểm, HNX-Index giảm 0,1% xuống 300,8 điểm, UPCoM-Index tăng 0,73% lên 84,3 điểm.
Diễn biến các chỉ số trên thị trường kết phiên 21/7. (Nguồn: VNDirect).
Giao dịch kém sắc của nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép về cuối phiên trở thành tác nhân chính khiến thị trường không thể giữ lại sắc xanh. Trong khi đó, đà tăng của nhóm bất động sản, bán lẻ, bia và đồ uống góp phần cân bằng lại chỉ số.
Tại nhóm bất động sản, ba cổ phiếu họ Vingroup vẫn giữ vị thế dẫn dắt tới cuối phiên. Trong đó VRE tăng 2,6% lên 27.400 đồng/cp, VHM và VIC lần lượt tăng 1,3% và 1%. Bộ ba mã này đóng góp 2,5 điểm cho đà tăng của VN-Index. Song song đó, một số cổ phiếu bất động sản vốn hóa trung bình như HDG, SCR, DXG, CII, NLG cũng có phiên giao dịch khởi sắc.
Thanh khoản phiên hôm nay tiếp tục suy yếu so với phiên hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 551,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 18.189,9 đồng. Trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm 24% so với phiên trước, còn 12.700 tỷ đồng.
Tính đến 14h05, VN-Index tăng 0,5 điểm (0,04%) lên 1.273,79 điểm, VN30-Index tăng 0,01% lên 1.411,16 điểm.
Các chỉ số trên sàn HOSE và HNX đánh mất sắc xanh vào giữa phiên chiều trong bối cảnh áp lực bán gia tăng, có thời điểm VN-Index mất gần 7 điểm. Tuy nhiên lực cầu đối ứng xuất hiện sau đó giúp chỉ số cân bằng trở lại.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,01 điểm (0,47%) lên 1.279,3 điểm, HNX-Index tăng 0,62% lên 302,98 điểm, UPCoM-Index tăng 0,91% lên 84,45 điểm.
Diễn biến các chỉ số trên thị trường kết phiên sáng ngày 21/7. (Nguồn: VNDirect).
Thị trường duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch tuy nhiên những nhịp rung lắc mạnh trong phiên vẫn hiện hữu. Chỉ số liên tục đảo chiều khi gặp các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh.
“Họ Vingroup” và nhóm ngân hàng là hai nhóm cổ phiếu thúc đẩy đà tăng của thị trường. Các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index phiên sáng nay có VHM, VIC, TCB, VRE và SAB. Chiều ngược lại thì GAS, VCB, VNM, BID và HDB chìm trong sắc đỏ, kìm hãm đà tăng của chỉ số.
Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường. Sàn HOSE phiên sáng nay có 212 mã tăng giá, 136 mã giảm giá và 54 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, nhóm VN30 có 14 mã tăng giá, trong khi có 14 mã giảm giá và 2 mã đứng giá tham chiếu.
Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch phiên sáng nay đạt hơn 326,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 11.308 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE phiên sáng nay đạt hơn 7.800 tỷ đồng, giảm 16% so với phiên trước đó.
Thanh khoản thị trường kết phiên sáng ngày 21/7. (Nguồn: VNDirect).
Tính đến 9h50, VN-Index tăng 8,4 điểm (0,66%) lên 1.281,73 điểm, HNX-Index tăng 0,86% lên 303,7 điểm, UPCoM-Index tăng 0,82% đạt 84,38 điểm.
Sau phiên VN-Index tăng mạnh gần 30 điểm, thị trường duy trì tâm lý giao dịch tích cực đầu phiên sáng nay. Chỉ số vừa kiểm định thành công ngưỡng kháng cự mạnh tại 1.280 điểm sau lần thất bại đầu tiên.
Độ rộng thị trường hiện nghiêng về bên mua với 235 mã tăng trên HOSE trong khi có 88 mã giảm và 53 mã đứng giá tham chiếu.
TCB, LPB, VHM, PLX và HPG hiện đang là trụ đỡ lớn nhất cho thị trường. Chiều ngược lại, GAS, BCM, VJC, VNM và VCB là những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index.
Bộ ba ngân hàng, chứng khoán, thép tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt và đóng góp tổng cộng hơn 4 điểm cho đà tăng của VN-Index.
Trở lại diễn biến thị trường quốc tế, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/7 đi lên mạnh mẽ khi nhà đầu tư lao vào mua bắt đáy. Những cổ phiếu từng sụt giảm mạnh trong phiên trước cũng là những cái tên hồi phục nhanh nhất trong phiên này.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 550 điểm, tức 1,6%, và đóng cửa ở 34.512 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất của Dow Jones trong hơn một tháng gần đây. Trước đó vào phiên 19/7, chỉ số bluechip này sụt 725 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 1,52% và kết phiên 20/7 ở 4.323 điểm. Nasdaq Composite cũng tăng 1,57% lên 14.499 điểm. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 đi lên vượt trội 3%.
Theo ước tính của SSI Research, các quỹ ETF sử dụng chỉ số VN30 và VNFin Lead làm tham chiếu sẽ có thay đổi về danh mục. Trong khi đó, danh mục của quỹ VFM VNDiamond ETF sử dụng chỉ số VNDiamond được dự báo không có nhiều biến động.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa công bố danh mục cổ phiếu của bộ chỉ số VN30, VNFin Lead và VNDiamond trong đợt cơ cấu tháng 7/2021. Các chỉ số mới sẽ có hiệu lực từ ngày 2/8 và các quỹ ETF liên quan sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục với chậm nhất đến ngày 30/7.
Đối với bộ chỉ số VN30, cổ phiếu TCH, SBT và REE bị loại khỏi rổ VN30. Thay vào đó, cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và SAB của Sabeco được thêm mới vào rổ VN30 trong đợt này.
Hiện tại có ba quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đang sử dụng chỉ số làm tham chiếu bao gồm VFM VN30, SSIAM VN30, Mirae Asset VN30, với tổng tài sản ước tính 10.200 tỷ đồng.
Danh mục VN30 và giao dịch các quỹ ETF liên quan. (Nguồn: SSI Research).
Theo ước tính của SSI Research, ACB là cổ phiếu được các quỹ mua vào nhiều nhất với khối lượng 19,1 triệu cổ phiếu. Theo sau, bộ ba VIC, VHM, VRE cùng GVR và SAB cũng được gia tăng tỷ trọng.
Trái lại, SSI ước tính toàn bộ các cổ phiếu còn lại sẽ giảm tỷ trọng để cân đối danh mục, bao gồm nhiều cái tên nhóm ngân hàng như MBB (3,37 triệu cp), CTG (2,76 triệu cp), TCB (1,8 triệu cp), STB (1,36 triệu cp), VPB (1,27 triệu cp)…
Bên cạnh đó, ba cái tên bị loại ra khỏi danh mục VN30 gồm TCH, SBT và REE dự kiến sẽ bị bán ra với khối lượng lần lượt 2 triệu, 1,97 triệu và 1,27 triệu cp.
Đối với chỉ số VNFin Lead, 6 cổ phiếu được thêm mới gồm ACB, LPB, MSB, SSB, OCB và VIB, trong khi cổ phiếu HCM bị loại khỏi danh mục.
Danh mục chỉ số mới sẽ có 19 cổ phiếu, bao gồm 16 cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, 2 cổ phiếu chứng khoán và một cổ phiếu bảo hiểm. Quỹ SSIAM VNFinLead ETF với tổng tài sản khoảng 2.700 tỷ đồng là quỹ mô phỏng chỉ số này.
Theo dự báo, các cổ phiếu vừa được thêm vào danh mục sẽ được SSIAM VNFin Lead ETF mua vào là ACB (12 triệu cp), LPB (3,7 triệu cp), MSB (2,2 triệu cp), OCB (1,1 triệu cp), SSB (1 triệu cp) và VIB (695.175 cp). Ngược lại, quỹ sẽ bán ra toàn bộ khối lượng 561.869 cổ phiếu HCM.
Danh mục VNFin Lead và giao dịch quỹ SSIAM VNFin Lead ETF. (Nguồn: SSI Research).
Chỉ số VNDiamond không có thay đổi về thành phần trong kỳ này. Hiện quỹ VFM VNDiamond ETF với quy mô khoảng 13.300 tỷ đồng đang sử dụng VNDiamond làm chỉ số tham chiếu.
Theo SSI Research, các cổ phiếu được mua vào nhiều nhất gồm NLG (2,87 triệu cp), GMD (2,25 triệu cp), PNJ (1,6 triệu cp). Đồng thời, quỹ cũng nâng tỷ trọng các mã MSB, REE, CTD, TCM…Ngược lại, các cổ phiếu bị bán ra bao gồm CTG, MBB, ACB, TCB, FPT…
Danh mục VNDiamond và giao dịch quỹ VFM VNDiamond ETF. (Nguồn: SSI Research).
Kết phiên đầu tuần (19/7), VN-Index mất 55,8 điểm với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Khối ngoại chuyển bán ròng hơn 100 tỷ đồng, tập trung ở chứng chỉ FUEVFVND trong khi vẫn mua ròng STB, NVL, VNM.
Trong phiên mở cửa tuần 19/7, VN-Index tiếp đà lao dốc mặc dù lực cầu bắt đáy đã nỗ lực thu hẹp đà giảm cho chỉ số. Kết phiên, VN-Index giảm 55,8 điểm (4,29%) còn 1.243,51 điểm, HNX-Index giảm 15,7 điểm (5,1%) còn 192,06 điểm, UPCoM-Index giảm 3,21% về 82,59 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.053 tỷ đồng, trong đó tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh sàn HOSE đạt gần 20.050, tăng 49% so với phiên trước.
Tại sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 101 tỷ đồng trước áp lực giảm điểm của thị trường. Về khối lượng, nhóm này rút ròng xấp xỉ 6 triệu đơn vị.
Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.
Ở chiều bán, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND bất ngờ bị xả ròng 202,6 tỷ đồng, tương ứng với 8.438.200 đơn vị. Đáng chú ý, trong phiên xuất hiện giao dịch thỏa thuận khủng 10 triệu đơn vị chứng chỉ quỹ này, với tổng giá trị ước tính đạt gần 240 tỷ đồng.
Theo sau, khối ngoại cũng bán ròng hơn 3,7 triệu cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền trong phiên, tương ứng 142,4 tỷ đồng. Mặc dù không giữ được mức tăng trần, KDH vẫn là sắc xanh duy nhất trong rổ VN30, đóng cửa ở 37.300 đồng/cp, tăng 0,95%.
Cùng chiều, dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng khỏi nhiều cổ phiếu bluechip trong phiên thị trường lao dốc. HPG (70,8 tỷ đồng), MSN (43,4 tỷ đồng), HCM (29,1 tỷ đồng), CTG (28 tỷ đồng) đều góp mặt trong top cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất.
Một số mã ghi nhận lực xả ròng dưới 20 tỷ đồng là VCB (17,3 tỷ đồng), GVR (16,4 tỷ đồng), FRT (14,6 tỷ đồng), NKG (9,4 tỷ đồng).
Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.
Chiều giao dịch ngược lại, NĐT nước ngoài duy trì bắt đáy tại nhiều cổ phiếu quen thuộc. STB dẫn đầu chiều mua với giá trị vào ròng 126,2 tỷ đồng (4,6 triệu đơn vị). Theo thống kê đến hết 16/7, khối ngoại đã liên tục mua gom gần 50 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ sở hữu ngoại tại Sacombank lên mức 14,75%.
Mặc dù MSN bị bán ròng nhưng ông lớn còn lại của ngành thực phẩm & đồ uống là VNM lại được mua ròng hơn 121 tỷ đồng (1,4 triệu đơn vị). Đây là hai cổ phiếu duy nhất được mua ròng trên 100 tỷ đồng trong phiên.
NVL là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất kể từ đầu tháng 7 và hôm nay dòng vốn ngoại tiếp tục tìm đến mã này khi mua ròng hơn 49,3 tỷ đồng. Theo sau, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng hàng chục tỷ đồng DXG (43,1 tỷ đồng), VHM (36,2 tỷ đồng), VIC (10,6 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, các NĐT ngoại mua ròng gần 15,5 tỷ đồng, tập trung giao dịch tại nhiều cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính (chứng khoán).
Cụ thể, họ mua ròng nhiều nhất các cổ phiếu BSI của Chứng khoán BIDV (7,2 tỷ đồng), MBS (Chứng khoán MBS – 5,5 tỷ đồng) và VND (Chứng khoán VNDirect – 2,1 tỷ đồng).
Theo sau, mã KHG của Khải Hoàn Land được mua ròng 918 triệu đồng trong ngày đầu giao dịch trên sàn HNX. KHG đóng cửa tại mức giá trần 19.500 đồng/cp, tăng 30%. Một số mã cũng ghi nhận giao dịch cùng chiều là APS (791 triệu đồng), S99 (770 triệu đồng), NVB (642 triệu đồng), BVS (506 triệu đồng), PVS (341 triệu đồng)…
Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng nhẹ cổ phiếu VCS (1,9 tỷ đồng) và NTP (1,4 tỷ đồng). Mã DXS của Đất Xanh Services tiếp tục bị bán ròng 898 triệu đồng, theo sau là TVB (306 triệu đồng), HHC (207 triệu đồng), SHS (186 triệu đồng)…
Thống kê tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 26,6 tỷ đồng, tương đương với khối lượng gần 3,2 triệu đơn vị.
Đáng chủ ý, cổ phiếu HIG của CTCP Tập đoàn HIPT bị bán ròng mạnh nhất 3,15 triệu cổ phiếu qua kênh thỏa thuận. Giao dịch này trùng khớp với thông tin cổ đông lớn Sokol Holding Corp sẽ thoái toàn bộ phần vốn, tương ứng với 3,15 triệu cổ phiếu HIG. Tại mức giá thỏa thuận 11.100 đồng/cp, dự kiến Sokol đã thu về 34,9 tỷ đồng sau thương vụ thoái vốn trên.
Cùng chiều, dòng vốn ngoại rút mạnh khỏi VEA (11,3 tỷ đồng). Theo sau, khối ngoại bán ròng nhẹ hơn các mã ACV, BSR, FOC, SBS…
Trái lại, họ duy trì mua ròng trên 4 tỷ đồng các mã VTP (4,5 tỷ đồng), CTR (4,5 tỷ đồng), MML (4,1 tỷ đồng). Hai cổ phiếu QNS và MCH cũng được mua ròng lần lượt 3,7 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Các mã được mua ròng nhẹ hơn gồm có ABI, BDG, HNI, SAS…
Trang web thương mại điện tử của Alibaba là Taobao đưa nghệ thuật NFT vào Lễ hội nhà sản xuất của họ.
NEAR Protocol đang hợp tác với Web3Games và nghệ sĩ Trung Quốc Heshan Huang để bán “bất động sản” dựa trên NFT.
NEAR Protocol đang hợp tác với công ty trò chơi blockchain Web3Games và nghệ sĩ Trung Quốc Heshan Huang để bán “bất động sản” dựa trên mã thông báo không thể thay thế (NFT) của mình trong Lễ hội Taobao Maker năm nay do Alibaba tài trợ.
Taobao thuộc sở hữu của Alibaba, một trong những trang web thương mại điện tử lớn nhất ở Trung Quốc, đã phát động lễ hội vào năm 2016 để khuyến khích các nghệ sĩ và doanh nhân trẻ Trung Quốc quảng bá nghệ thuật của họ trong triển lãm và bán tác phẩm của họ thông qua trang web. Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc gia ở Thượng Hải từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 25 tháng 7.
Các NFT, hầu hết dựa trên các chuỗi công khai phi tập trung với các mã thông báo gốc, dường như đã sống sót sau cuộc đàn áp tiền điện tử gần đây ở Trung Quốc. Trong khi đất nước đang đóng cửa các hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử, một phòng trưng bày lớn ở Bắc Kinh đã tổ chức một cuộc triển lãm nghệ thuật tiền điện tử vào tháng Tư.
NEAR tuyên bố năm nay sẽ là lần đầu tiên Lễ hội Nhà sản xuất Taobao bao gồm NFT. Người mua sẽ có thể đặt hàng trên Taobao và thanh toán bằng đồng nội tệ của Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ, theo Huang.
Tuy nhiên, công ty cho biết những người mua tiềm năng sẽ cần nhấp qua một liên kết và đăng ký ví GẦN để yêu cầu nghệ thuật kỹ thuật số NFT của họ.
Các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Huang nằm trong một khu phức hợp ảo , nơi mọi người có thể mua các tòa nhà NFT có hình dạng bất thường và đặc trưng của anh ấy.
Đây không phải là lần đầu tiên một thực thể được liên kết với Alibaba tham gia vào NFT.
Gã khổng lồ thanh toán Trung Quốc Alipay, một chi nhánh của Alibaba, đã tung ra hai tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số dựa trên NFT vào tháng Năm. Chủ sở hữu tác phẩm sẽ nhìn thấy chúng trên trang thanh toán của ứng dụng Alipay của họ bất cứ khi nào họ mua hàng. 16.000 bản đã được bán hết trong vòng vài giờ.
Ngay sau khi bán, Alipay đã làm rõ rằng NFT không phải là tiền điện tử và không thể được giao dịch ở mức giá cao hơn nhiều.